Bài viết mới nhất
VI BẰNG GIAO THÔNG BÁO
23/09/19 10:09:42 Lượt xem: 2548
Trong một số trường hợp giao dich dân sự, pháp luật quy định các chủ thể phải báo, thông báo trước cho bên kia biết về một sự việc, một hành vi pháp lý mà chủ thể đó sẽ thực hiện ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
VI BẰNG GIAO THÔNG BÁO
Trong một số trường hợp giao dich dân sự, pháp luật quy định các chủ thể phải báo, thông báo trước cho bên kia biết về một sự việc, một hành vi pháp lý mà chủ thể đó sẽ thực hiện ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Nếu chủ thể này không thực hiện việc thông báo hợp lệ này mà tiến hành các hành vi tiếp sau đó, làm thiệt hại cho bên đối lập thì chủ thể này phải bồi thường.
Bộ luật dân sự năm 2015, quy định một số trường hợp các chủ thể phải tiến hành thông báo, ví dụ một số trường hợp dưới đây:
Điều 300. Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm
1 Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đản phải thông báo bằng vưn bản trong một thời gian hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác
Điều 365. Chuyển giao người yêu cầu: “Người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo bằng văn bản cho bên kia có nghiã vụ biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp bên chuyển giao quyền yêu cầu không thông báo về việc chuyển giao quyền mà phát sinh chi phí cho bên có nghĩa vụ thì bên chuyển giao quyền yêu cầu phải thanh toán chi phí này.
Khoản 3 Điều 423. Hủy bỏ Hợp đồng: Bên hủy bỏ Hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Điều 469. Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn: “1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, nếu không có thoả thuận khác.
Ngoài ra còn nhiều sự kiện, giao dịch dân sự khác phổ biến như giao thông báo về việc chấm dứt Hợp đồng thuê nhà, đòi lại nhà cho thuê và còn rất nhiều trường hợp giao dịch dân sự khác cần só sự giao thông báo, tài liệu để thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên.
Thực tế cho thấy, các tổ chức hoặc cá nhận khi thực hiện giao thông báo một số trường hợp nêu trên thường gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, vì bên nhận thông báo thường bất hợp tác nên sẽ trốn tránh, không nhận thông báo, không ký nhận biên bản; mặt khác, nếu gửi qua đường bưu điện hoặc tự mình thực hiện thì không bảo đảm tính pháp lý khi có sự tranh chấp.
Vì vậy, các tổ chức, cá nhân thường yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận việc tổ chức, cá nhân thực hiện việc giao thông báo, tài liệu để đảm bảo tính pháp lý cao hơn. Với sự chứng kiến của Thừa phát lại, dù người nhận thông báo, tài liệu từ chối nhận, từ chối ký, thì Thừa phát lại vẫn có thể lập vi bằng để chứng minh một chủ thể đã thực hiện nghĩa vụ gửi thông báo, tài liệu cần thiết. Trước thực tế đó, đã có nhiều thắc mắc: “Tại sao Thừa Phát Lại không thực hiện giao thông báo thay cho Tổ chức hoặc cá nhân mà phải lập vi bằng?”. Bởi lẽ, theo quy định của pháp luật, Thừa phát lại chỉ có chức năng tống đạt văn bản, quyết định của Tòa án, cơ quan THADS mà không tống đạt thay cho tổ chức, cá nhân khác. Thừa phát lại cũng không thể tự mình lập vi bằng hành vi của mình, mà chỉ chứng kiến ghi nhận bằng việc lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi do người khác thực hiện.
Vi bằng được đăng ký tại Sở Tư pháp trong thời hạn 3 ngày làm việc. Vi bằng có giá trị chứng cứ, chứng cứ chứng minh việc tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ giao thông báo, tài liệu là cơ sở để thực hiện các thủ tục kế tiếp hoặc để làm chứng cứ trong thủ tục tố tụng dân sự.
Các tổ chức cá nhân có nhu cầu lập Vi bằng về giao thông báo, tài liệu hãy liên hệ đến Văn phòng Thừa phát lại Hà Nội để được tư vấn và thực hiện./.
Hoàng Hải.
Trong một số trường hợp giao dich dân sự, pháp luật quy định các chủ thể phải báo, thông báo trước cho bên kia biết về một sự việc, một hành vi pháp lý mà chủ thể đó sẽ thực hiện ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Nếu chủ thể này không thực hiện việc thông báo hợp lệ này mà tiến hành các hành vi tiếp sau đó, làm thiệt hại cho bên đối lập thì chủ thể này phải bồi thường.
Bộ luật dân sự năm 2015, quy định một số trường hợp các chủ thể phải tiến hành thông báo, ví dụ một số trường hợp dưới đây:
Điều 300. Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm
1 Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đản phải thông báo bằng vưn bản trong một thời gian hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác
Điều 365. Chuyển giao người yêu cầu: “Người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo bằng văn bản cho bên kia có nghiã vụ biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp bên chuyển giao quyền yêu cầu không thông báo về việc chuyển giao quyền mà phát sinh chi phí cho bên có nghĩa vụ thì bên chuyển giao quyền yêu cầu phải thanh toán chi phí này.
Khoản 3 Điều 423. Hủy bỏ Hợp đồng: Bên hủy bỏ Hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Điều 469. Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn: “1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, nếu không có thoả thuận khác.
2. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý”.
Khoản 1 Điều 470: “Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý”.Ngoài ra còn nhiều sự kiện, giao dịch dân sự khác phổ biến như giao thông báo về việc chấm dứt Hợp đồng thuê nhà, đòi lại nhà cho thuê và còn rất nhiều trường hợp giao dịch dân sự khác cần só sự giao thông báo, tài liệu để thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên.
Thực tế cho thấy, các tổ chức hoặc cá nhận khi thực hiện giao thông báo một số trường hợp nêu trên thường gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, vì bên nhận thông báo thường bất hợp tác nên sẽ trốn tránh, không nhận thông báo, không ký nhận biên bản; mặt khác, nếu gửi qua đường bưu điện hoặc tự mình thực hiện thì không bảo đảm tính pháp lý khi có sự tranh chấp.
Vì vậy, các tổ chức, cá nhân thường yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận việc tổ chức, cá nhân thực hiện việc giao thông báo, tài liệu để đảm bảo tính pháp lý cao hơn. Với sự chứng kiến của Thừa phát lại, dù người nhận thông báo, tài liệu từ chối nhận, từ chối ký, thì Thừa phát lại vẫn có thể lập vi bằng để chứng minh một chủ thể đã thực hiện nghĩa vụ gửi thông báo, tài liệu cần thiết. Trước thực tế đó, đã có nhiều thắc mắc: “Tại sao Thừa Phát Lại không thực hiện giao thông báo thay cho Tổ chức hoặc cá nhân mà phải lập vi bằng?”. Bởi lẽ, theo quy định của pháp luật, Thừa phát lại chỉ có chức năng tống đạt văn bản, quyết định của Tòa án, cơ quan THADS mà không tống đạt thay cho tổ chức, cá nhân khác. Thừa phát lại cũng không thể tự mình lập vi bằng hành vi của mình, mà chỉ chứng kiến ghi nhận bằng việc lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi do người khác thực hiện.
Vi bằng được đăng ký tại Sở Tư pháp trong thời hạn 3 ngày làm việc. Vi bằng có giá trị chứng cứ, chứng cứ chứng minh việc tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ giao thông báo, tài liệu là cơ sở để thực hiện các thủ tục kế tiếp hoặc để làm chứng cứ trong thủ tục tố tụng dân sự.
Các tổ chức cá nhân có nhu cầu lập Vi bằng về giao thông báo, tài liệu hãy liên hệ đến Văn phòng Thừa phát lại Hà Nội để được tư vấn và thực hiện./.
Hoàng Hải.
- 2548 reads
Tin liên quan
Quán triệt và thực hiện Thông tư 05/2020/TT-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại
Ngày 28/8/2020, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 05/2020/TT-BTP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
VI BẰNG GIAO NHẬN TIỀN
Vi bằng giao nhận tiền là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi các bên giao, nhận tiền được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Bạn muốn bảo vệ mình khi giao dịch liên quan đến giao nhận tiền, hãy yêu cầu Thừa phát lại chứng kiến, ghi nhận, lập vi bằng về việc giao nhận tiền.
VI BẰNG – GHI NHẬN THỎA THUẬN PHÂN CHIA TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN
Trong quá trình chung sống, ông A và bà N đã tạo lập được nhiều tài sản chung bao gồm nhà, đất, cổ phần, ….. Đồng thời, hai ông bà cũng đang vay một số tiền khá lớn tại Ngân hàng. Cả ông A và bà N đều muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân và đồng ý thỏa thuận phân chia rõ ràng quyền sở hữu tài sản trong quá trình thực hiện thủ tục ly hôn.
VI BẰNG GHI NHẬN CHỨNG CỨ GHI ÂM, GHI HÌNH VÀ DỮ LIỆU ĐIỆN TỬ
Thực tế những năm gần đây, trong hoạt động Thừa phát lại, chúng tôi gặp khá nhiều trường hợp như: đương sự cần xác nhận nợ, xác nhận một nghĩa vụ nhưng đối tác không muốn ký văn bản xác nhận, hoặc ra Tòa làm chứng; trường hợp cung cấp hình ảnh về một vụ tai nạn giao thông, hoặc tường hợp các trang web đăng tin vi phạm bản quyền sản phẩm hoặc sở hữu trí tuệ v.v… đã tìm đến Thừa phát lại. Chúng tôi đã đáp ứng yêu cầu của các đương sự thu thập chứng cứ đúng quy định của pháp luật.
Văn phòng Thừa phát lại hà nội
Địa chỉ: Số 65 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0243 262 66 88
Hotline: 0912 969 969
Giám đốc Điều hành: 0908 99 88 99
Email: tuvan@thuaphatlaihanoi.com
Điện thoại: 0243 262 66 88
Hotline: 0912 969 969
Giám đốc Điều hành: 0908 99 88 99
Email: tuvan@thuaphatlaihanoi.com
- 12 reads
Copyright © thuaphatlaihanoi
Thiết kế bởi VINNO
- 2 reads
Viết bình luận