Hotline:

0908 99 88 99

VI BẰNG GHI NHẬN CHỨNG CỨ GHI ÂM, GHI HÌNH VÀ DỮ LIỆU ĐIỆN TỬ

19/04/17 04:04:23 Lượt xem: 12011
Thực tế những năm gần đây, trong hoạt động Thừa phát lại, chúng tôi gặp khá nhiều trường hợp như: đương sự cần xác nhận nợ, xác nhận một nghĩa vụ nhưng đối tác không muốn ký văn bản xác nhận, hoặc ra Tòa làm chứng; trường hợp cung cấp hình ảnh về một vụ tai nạn giao thông, hoặc tường hợp các trang web đăng tin vi phạm bản quyền sản phẩm hoặc sở hữu trí tuệ v.v… đã tìm đến Thừa phát lại. Chúng tôi đã đáp ứng yêu cầu của các đương sự thu thập chứng cứ đúng quy định của pháp luật.

Thực tế những năm gần đây, trong hoạt động Thừa phát lại, chúng tôi gặp khá nhiều trường hợp như: đương sự cần xác nhận nợ, xác nhận một nghĩa vụ nhưng đối tác không muốn ký văn bản xác nhận, hoặc ra Tòa làm chứng; trường hợp cung cấp hình ảnh về một vụ tai nạn giao thông, hoặc tường hợp các trang web đăng tin vi phạm bản quyền sản phẩm hoặc sở hữu trí tuệ v.v… đã tìm đến Thừa phát lại. Chúng tôi đã đáp ứng yêu cầu của các đương sự thu thập chứng cứ đúng quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS): Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho tòa trong quá trình tố tụng.
Điều 94 BLTTDS quy định: Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây: tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử; …Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
Theo quy định của Điều 95 BLTTDS về xác định chứng cứ thì những tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
Các thông điệp, dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Đối chiếu quy định này có thể thấy trường hợp một băng ghi âm là tài liệu nghe được được coi là một nguồn chứng cứ. Băng ghi âm do bạn cung cấp chỉ được Tòa án xem là chứng cứ nếu “được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan của việc thu âm, thu hình đó” theo quy định tại Điều 95 BLTTHS. Có nghĩa là băng ghi âm đó phải được xuất trình cùng biên bản làm việc về nội dung cụ thể trong băng ghi âm, nguồn gốc xuất xứ của băng ghi âm. Nếu không đáp ứng các điều kiện trên, băng ghi âm do bạn cung cấp cho Tòa chỉ được xem là nguồn tài liệu để Tòa tham khảo và cần sử dụng thêm các phương pháp khác để xác định có phải là chứng cứ hay không như giám định giọng nói trong băng ghi âm...
Từ các quy định trên có thể thấy rằng, bạn sẽ gặp trở ngại lớn trong việc chứng minh nguồn gốc và tính xác thực của băng ghi âm nhất là trong thời đại công nghệ thông tin hiện đại ngày nay. Bạn không thể giao nộp chiếc máy, ghi âm, điện thoại có chức năng ghi âm, ghi hình cho Tòa án hoặc cho Luật sư. Vậy, có cơ quan hay tổ chức nào có thể hỗ trợ bạn trong trường hợp này? Câu trả lời là các văn phòng Thừa phát lại.
Thừa phát lại được nhà nước bổ nhiệm trao cho các thẩm quyền mang tính quyền lực công mà trong đó có thẩm quyền lập vi bằng. Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.
1. Vi bằng ghi nhận sự kiện cung cấp chứng cứ ghi âm, ghi hình:
Trong vụ tai nạn giao thông, người đại diện hợp pháp của người bị hại được một người tên là Q. cung cấp một số hình ảnh về hiện trường vụ tai nạn giao thông được mà ông Q đã chụp được. Trong trường hợp này cùng với việc giao nộp băng ghi hình đó, người đại diện hợp pháp của người bị hại phải xuất trình cho Toà án bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan đến việc thu âm, thu hình đó .
Khi có người yêu cầu, bằng các nghiệp vụ chuyên môn và thẩm quyền của mình Thừa phát lại sẽ lập vi bằng ghi nhận sự kiện hành vi ông Q. cung cấp nội dung và nguồn gốc hình ảnh ghi được từ một vụ tai nạn giao thông đó …Trong vi bằng, Thừa phát lại sẽ mô tả lại buổi làm việc, xác nhận sự kiện đương sự cung cấp các thông tin, nôi dung và nguồn gốc đĩa ghi âm, ghi hình hình đó.
Kèm theo vi bằng là hình ảnh ông Q. đang truy cập hình ảnh từ điện thoai; một số hình ảnh do ông Q. truy cập và cung cấp nội dung liên quan từ điện thoại. Vi bằng được luật sư- người đại diện hợp pháp của bị hại sử dụng làm chứng cứ để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ của mình.

dsc_0078_copy_2.jpg

 Cung cấp chứng cứ ghi âm, ghi hình từ điện thoại. (ảnh minh họa)

Một ví dụ về ghi âm: Ông A cho ông B vay năm mươi triệu đồng với thời hạn 12 tháng. Việc vay tài sản không lập thành văn bản, nhưng được ông A ghi âm lại toàn bộ nội dung thoả thuận về việc vay tài sản, việc giao nhận tiền và thời điểm thanh toán nợ giữa ông A và ông B để làm bằng chứng cho việc vay tài sản của ông B. Đến hạn trả nợ, ông B không trả số tiền đó cho ông A. Ông A khởi kiện ông B ra Toà án. Trong trường hợp này cùng với việc giao nộp băng ghi âm, ông A phải gửi văn bản trình bày về sự việc liên quan tới việc thu âm đó. 
Thừa phát lại đã lập vi bằng ghi nhận sự kiện ông A ghi lại nội dung ghi âm thành văn bản và sao in đĩa CD kèm theo vi bằng, xác nhận nguồn gốc đĩa ghi âm đáp ứng yêu cầu về chứng cứ cho đương sự khi làm thủ tục khởi kiện.
2. Vi bằng ghi nhận các chứng cứ về dữ liệu điện tử.
Đương sự là cá nhân hoặc doanh nghiệp đang bị thiệt hại về lợi ích do một hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực tin học, báo chí, phát thanh, truyền hình như: đưa các thông tin không đúng sự thực, vu khống; đưa thông tin khi chưa được phép người có thẩm quyền; vi phạm bản quyền nhãn hiệu hàng hóa, sản phẩm đã được đăng ký quyền sở hữu…. Thừa phát lại sẽ đáp ứng yêu cầu của công ty, cá nhân có yêu cầu lập vi bằng ghi nhận hành vi sai trái nói trên, tạo chứng cứ để thực hiện các thủ tục pháp lý có liên quan.
Ví dụ: Công ty QT. phát hiện trang web có địa chỉ http://....com có nhãn hiệu, nội dung, hình ảnh có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Công ty QT. Vì vậy, Công ty yêu cầu Thừa phát lại ghi nhận việc truy cập, sao chụp, nội dung, hình ảnh của trang Website có địa chỉ http://....com.  Thừa phát lại đã lập vi bằng ghi nhận sự việc bà N. đại diện cho Công ty QT truy cập, sao chụp, nội dung, hình ảnh của trang Website có địa chỉ: http:// ....com. Trong trường hợp này, Vi bằng là văn bản ghi nhận xuất xứ của tài liệu liên quan đến nội dung có dấu hiệu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của trang web nêu trên.

dsc_0049_copy_0_0.jpg

 Người yêu cầu tự truy cập  trang web- (ảnh minh họa)

ong_hung_truy_cap_web_copy_1.jpg

 Người yêu cầu cùng thư ký nghiệp vụ truy cập trang web (ảnh minh họa)

Vi bằng được đăng ký tại Sở Tư pháp thành phố Hà Nội và có giá trị chứng cứ trước Tòa hoặc các quan hệ pháp lý khác, là cơ sở vững chắc giúp bạn bảo vệ quyền lợi của mình./.
Hoàng Hải

Viết bình luận

Tin liên quan

Quán triệt và thực hiện Thông tư 05/2020/TT-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại
Ngày 28/8/2020, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 05/2020/TT-BTP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
VI BẰNG GIAO NHẬN TIỀN
Vi bằng giao nhận tiền là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi các bên giao, nhận tiền được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Bạn muốn bảo vệ mình khi giao dịch liên quan đến giao nhận tiền, hãy yêu cầu Thừa phát lại chứng kiến, ghi nhận, lập vi bằng về việc giao nhận tiền.
VI BẰNG GIAO THÔNG BÁO
Trong một số trường hợp giao dich dân sự, pháp luật quy định các chủ thể phải báo, thông báo trước cho bên kia biết về một sự việc, một hành vi pháp lý mà chủ thể đó sẽ thực hiện ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
VI BẰNG – GHI NHẬN THỎA THUẬN PHÂN CHIA TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN
Trong quá trình chung sống, ông A và bà N đã tạo lập được nhiều tài sản chung bao gồm nhà, đất, cổ phần, ….. Đồng thời, hai ông bà cũng đang vay một số tiền khá lớn tại Ngân hàng. Cả ông A và bà N đều muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân và đồng ý thỏa thuận phân chia rõ ràng quyền sở hữu tài sản trong quá trình thực hiện thủ tục ly hôn.

Văn phòng Thừa phát lại hà nội

Địa chỉ: Số  65 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0243 262 66 88
Hotline:       0912 969 969
Giám đốc Điều hành: 0908 99 88 99
Email: tuvan@thuaphatlaihanoi.com
 
Copyright © thuaphatlaihanoi
Thiết kế bởi VINNO