Hotline:

0908 99 88 99

Đào móng xây nhà ảnh hưởng đến hộ liền kề thì giải quyết như thế nào?

14/09/17 11:09:18 Lượt xem: 9859
Người hàng xóm bên cạnh nhà tôi đào móng xây nhà có phần lấn sang đất và chạm vào chân tường gây nguy hiểm cho gia đình tôi. Tôi có góp ý nhưng họ không thiện chí, còn tỏ thái độ khiêu khích. Vậy tôi xin hỏi pháp luật quy định thế nào về việc xây dựng giữa các hộ liền kề để đảm bảo an toàn, không gây ảnh hưởng đến các hộ xung quanh?
anh_nguon_interet_1.jpg
(Ảnh mang tính minh họa- Nguồn Internet)
Trả lời:
Đối với việc xây dựng công trình trên địa bàn thành phố, các chủ công trình phải tuân thủ các quy định pháp luật trong lĩnh vực xây dựng và tuân thủ những quy định của Bộ Luật Dân sự.
Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định về vấn đề này như sau:
Điều 174. Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng
Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.
Ngoài việc tôn trọng các quy tắc xây dựng, chủ công trình cũng phải tôn trọng những nguyên tắc về ranh giới giữa các bất động sản
Điều 175. Ranh giới giữa các bất động sản
1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.
2. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Ngoài ra, chủ sở hữu công trình cũng phải có nghĩa vụ tôn trọng mốc giới giữa các bất động sản cũng như có nghĩa vụ bảo đảm sự an toàn trong trường hợp cây cối hay công trình có nguy cơ gây thiệt hại.
Khi nhận thấy nguy cơ gây thiệt hại mà chủ công trình liền kề có thể gây ra, anh có thể đến Văn  phòng Thừa phát lại yêu cầu ghi nhận hiện trạng nhà của anh, hiện trạng của công trình đang đào móng lấn sang phần đất nhà anh để tạo lập chứng cứ pháp lý. Đồng thời anh có thể gửi đơn yêu cầu đến cơ quan chính quyền địa phương hoặc công an sở tại để đề nghị hỗ trợ, can thiệp.  (Nguồn Kiemsat.vn)

Viết bình luận

Tin liên quan

Cho tôi hỏi thừa phát lại là gì?
Câu hỏi của bạn đọc: Cho tôi hỏi thừa phát lại là gì? Có những chức năng thế nào mà mới đây thấy nói rất nhiều về thừa phát lại được thành lập trên các tỉnh thành cả nước? Văn phòng thừa phát lại Hà Nội xin trả lời như sau: Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và một số công việc khác. Đây là một ngành nghề trong xã hội
Thừa phát lại có những chức năng nhiệm vụ gì?
Văn phòng thừa phát lại Hà Nội xin giải thích các bạn về chức năng nhiệm vụ của thừa phát lại như sau: Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự. Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự
So sánh về Thừa phát lại giữa Pháp và Việt Nam
Chế định Thừa phát lại ở Pháp đã tồn tại từ lâu đời và là 1 trong những cái nôi của nghề Thừa phát lại trên toàn thế giới. Thừa phát lại ở Pháp hiện tại thực hiện các mảng công việc rất đa dạng và uy tín Thừa phát lại trong xã hội rất là cao.
Thừa phát lại Hà Nội: Khi nào thì cần nhờ đến Thừa phát lại lập vi bằng?
Để đảm bảo việc lập vi bằng được chặt chẽ, phù hợp quy định pháp luật, trong giai đoạn thực hiện thí điểm, Bộ Tư pháp ban hành Công văn số 415/BTP-TCTHA ngày 28/01/2011 hướng dẫn nội dung theo quy định của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ.

Văn phòng Thừa phát lại hà nội

Địa chỉ: Số  65 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0243 262 66 88
Hotline:       0912 969 969
Giám đốc Điều hành: 0908 99 88 99
Email: tuvan@thuaphatlaihanoi.com
 
Copyright © thuaphatlaihanoi
Thiết kế bởi VINNO