Bài viết mới nhất
Đoàn công tác của Hội đồng Thừa phát lại quốc gia
Để chuẩn bị cho công tác tổng kết, báo cáo Quốc hội việc thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại (TPL) theo Nghị quyết số 36/2012/QH13, Bộ Tư pháp tổ chức tọa đàm “kinh nghiệm của cộng hòa Pháp; thực tiễn thí điểm và định hướng phát triển chế định TPL tại Việt Nam trong thời gian tới” nhằm giới thiệu, trao đổi, thảo luận và học tập kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp về mô hình tổ chức và hoạt động của TPL và sự phát triển của nghề TPL trên thế giới. Theo chương trình làm việc của Đoàn công tác của Hội đồng Thừa phát lại quốc gia Pháp sang thăm và làm việc tại Việt Nam, Đoàn đến thăm Sở tư pháp thành phố Hà Nội và 02 Văn phòng TPL trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chiều ngày 18/8/2015, Đoàn công tác của Hội đồng Thừa phát lại quốc gia Pháp do ông Patrick Safar và Jean Francois Richard – Phó Chủ tịch Hội đồng TPL Quốc gia Pháp dẫn đầu đến thăm và làm việc tại Văn phòng Thừa phát lại Hà Nội. Cùng đi với đoàn có bà Hồ Xuân Hương- Phó giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hà Nội và một số đại biểu ban ngành liên quan.
Thay mặt Văn phòng Thừa phát lại Hà Nội, ông Hoàng Văn Hải –Thừa phát lại chủ trì đón tiếp và làm việc với Đoàn công tác. Sau khi nghe các thông tin giới thiệu về tình hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và kết quả hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại Hà Nội trong thời gian thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại, các chuyên gia Pháp cũng chia sẻ nhiều thông tin mà các TPL thuộc Văn phòng Thừa phát lại Hà Nội quan tâm như : Mô hình tổ chức và hoạt động của TPL cộng hòa Pháp; địa vị pháp lý, chức năng nhiệm vụ của TPL; mối quan hệ giữa TPL với hoạt động của Tòa án, Viện công tố và những nội dung cơ bản của Luật TPL của Cộng hòa Pháp. Các chuyên gia chia sẻ: Tổ chức Thừa phát lại lập theo địa hạt tỉnh, nhưng phạm vi lập vi bằng trên toàn quốc, Vi bằng do TPL lập được Tòa án coi là chứng cứ khi xét xử. Việc lập vi bằng ghi nhận hành vi, sự kiện trên mạng Internet phải tuân theo trình tự, thủ tục được quy định rất chặt chẽ…
Khẳng định tầm quan trọng của việc tổng kết thực hiện thí điểm TPL trong năm nay để định hướng phát triển chế định TPL tại Việt Nam, ông Jean Francois Richard – Phó Chủ tịch Hội đồng TPL Quốc gia Pháp cho biết “tên gọi TPL ở Pháp đã có từ rất lâu. Tuy nhiên, theo Luật mới, mở rộng lĩnh vực hoạt động của TPL hơn, cũng như trao cho TPL quy trình đặc biệt về thu hồi nợ với khoản nợ nhỏ và quyền thực hiện giải quyết về phá sản đối với doanh nghiệp nhỏ. Ông Jean Francois Richard cũng cho biết, hiện nay ở Pháp có khoảng 2.200 Văn phòng TPL được phân bổ trên Lãnh thổ Pháp với 3,450 TPL, khi Luật mới đi vào thực tiễn, nước Pháp sẽ có 3.600 TPL – ĐGV/65 triệu dân.
Ông cho biết “mặc dù chúng tôi hoạt động dưới sự quản lý của Bộ Tư pháp, gửi định kỳ báo cáo tới Viện công tố và Bộ Tư pháp, nhưng chúng tôi vẫn được phép hành nghề tự do và không phải báo cáo tất cả mọi hoạt động của chúng tôi với bất kỳ một cấp trên nào cả…”.
Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia Pháp nói rằng sẽ có những khuyến nghị với các nhà chức trách Việt Nam để ủng hộ chế định Thừa phát lại tại Việt Nam trong thời gian tới và để Thừa phát lại được thực hiện trong điều kiện công bằng.
Hoàng Hải
- 903 reads
Tin liên quan
Văn phòng Thừa phát lại hà nội
Điện thoại: 0243 262 66 88
Hotline: 0912 969 969
Giám đốc Điều hành: 0908 99 88 99
Email: tuvan@thuaphatlaihanoi.com
- 12 reads
- 2 reads
Viết bình luận