Hotline:

0908 99 88 99

Vi bằng về việc đặc cọc

28/10/16 08:10:48 Lượt xem: 2064
Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành thì hợp đồng đặt cọc chỉ cần lập thành văn bản mà không cần phải công chứng tại tổ chức công chứng hay chứng thực tại UBND. Tuy nhiên, với quy định trên cộng với tâm lý chủ quan của người đặt cọc không ít lần người đặt cọc phải chịu thiệt hại. Đặc biệt, những rủi ro này thường rơi vào việc đặt cọc nhằm đảm bảo cho các giao dịch mua bán, chuyển nhượng những tài sản có giá trị lớn (nhà đất, xe hơi…).

Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành thì hợp đồng đặt cọc chỉ cần lập thành văn bản mà không cần phải công chứng tại tổ chức công chứng hay chứng thực tại UBND. Tuy nhiên, với quy định trên cộng với tâm lý chủ quan của người đặt cọc không ít lần người đặt cọc phải chịu thiệt hại. Đặc biệt, những rủi ro này thường rơi vào việc đặt cọc nhằm đảm bảo cho các giao dịch mua bán, chuyển nhượng những tài sản có giá trị lớn (nhà đất, xe hơi…).

lap-vi-bang-tai-san_tpl.jpg

Những rủi ro đó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân:
 
- Thứ nhất, khi mà hợp đồng đặt cọc không cần phải công chứng thì các bên thường tự soạn hợp đồng đặt cọc và tự ký với nhau. Bên đặt cọc không có đủ khả năng để kiểm chứng các giấy tờ có liên quan đến tài sản là đối tượng của giao dịch đặt cọc, hợp đồng đặt cọc được soạn thảo sơ sài…
 
Đã có nhiều trường hợp bên nhận cọc đưa ra các giấy tờ giả, giấy tờ không đầy đủ hoặc cung cấp sai thông tin về tài sản là đối tượng của giao dịch cần đặt cọc (tài sản đã chuyển nhượng cho người khác nhưng chưa sang tên, nay tiếp tục chuyển nhượng cho người đặt cọc; tài sản đang thế chấp ở ngân hàng…)
 
- Thứ hai, đối với những giao dịch có giá trị lớn thì giá trị của tài sản đặt cọc càng cao. Việc giao tài sản để đặt cọc cũng cần người chứng kiến để tránh những tranh chấp về sau.
 
- Thứ ba, có thể nói, trong giao dịch này “người nhận cọc là người nắm đầu cán con dao” khi mà tài sản giao dịch do họ nắm giữ và họ nhận được tiền đặt cọc. Còn người đặt cọc chỉ cầm được 1 bản giấy đặt cọc với 1 lời đảm bảo. Do đó, hợp đồng đặt cọc nên được soạn thảo theo hướng ràng buộc người nhận cọc với những nghĩa vụ của họ về giao dịch (đảm bảo tài sản giao dịch là có thực, được phép giao dịch; nghĩa vụ thực hiện cam kết giao tài sản đúng hạn…). Vậy nên, các bên cần đến các tổ chức pháp lý để được tư vấn và soạn thảo hợp đồng đặt cọc với các điều khoản rõ ràng, chặt chẽ tránh những rủi ro về sau.
 
Chính những lý do trên, khi giao kết hợp đồng đặt cọc, các bên nên đến tổ chức công chứng để công chứng hợp đồng hoặc đến văn phòng Thừa phát lại để được tư vấn, lập vi bằng về việc đặt cọc.
Chúng tôi sẽ nói rõ hơn về việc lập vi bằng trong trường hợp này. Thừa phát lại sẽ xem xét các giấy tờ liên quan đến tài sản giao dịch, tư vấn cho các bên về điều khoản trong hợp đồng đặt cọc và Thừa phát lại sẽ trực tiếp soạn thảo hợp đồng đặt cọc cho khách hàng. Sau đó, Thừa phát lại sẽ lập vi bằng về việc đặt cọc (chứng kiến các bên ký tên vào hợp đồng đặt cọc, giao tài sản đặt cọc). Vi bằng này được đăng ký tại Sở Tư pháp trong thời hạn 3 ngày làm việc. Chính sự chặt chẽ của Thừa phát lại trong quy trình, thủ tục lập vi bằng sẽ giúp các bên tránh được các rủi ro pháp lý trong việc đặt cọc về sau.
 
 

Viết bình luận

Tin liên quan

Quán triệt và thực hiện Thông tư 05/2020/TT-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại
Ngày 28/8/2020, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 05/2020/TT-BTP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
VI BẰNG GIAO NHẬN TIỀN
Vi bằng giao nhận tiền là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi các bên giao, nhận tiền được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Bạn muốn bảo vệ mình khi giao dịch liên quan đến giao nhận tiền, hãy yêu cầu Thừa phát lại chứng kiến, ghi nhận, lập vi bằng về việc giao nhận tiền.
VI BẰNG GIAO THÔNG BÁO
Trong một số trường hợp giao dich dân sự, pháp luật quy định các chủ thể phải báo, thông báo trước cho bên kia biết về một sự việc, một hành vi pháp lý mà chủ thể đó sẽ thực hiện ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
VI BẰNG – GHI NHẬN THỎA THUẬN PHÂN CHIA TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN
Trong quá trình chung sống, ông A và bà N đã tạo lập được nhiều tài sản chung bao gồm nhà, đất, cổ phần, ….. Đồng thời, hai ông bà cũng đang vay một số tiền khá lớn tại Ngân hàng. Cả ông A và bà N đều muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân và đồng ý thỏa thuận phân chia rõ ràng quyền sở hữu tài sản trong quá trình thực hiện thủ tục ly hôn.

Văn phòng Thừa phát lại hà nội

Địa chỉ: Số  65 Trần Hưng Đại, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0243 262 66 88
Hotline:       0912 969 969
Giám đốc Điều hành: 0908 99 88 99
Email: tuvan@thuaphatlaihanoi.com
 
Copyright © thuaphatlaihanoi
Thiết kế bởi VINNO